• Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không phải đóng BHXH

  • Tiền ăn trưa, ăn giữa ca được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nếu vượt quá 730.000  đồng/người/tháng

  • Tiền ăn trưa, ăn giữa ca được đưa vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định

  • Quy định về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca tối đa.

1. Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không phải đóng Bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
…………………
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.[…]”

Như vậy, tiền ăn trưa, ăn giữa ca sẽ không phải đóng Bảo hiểm Xã hội nếu các khoản này được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

 * Ví dụ:

Trong điều khoản về tiền lương của hợp đồng lao động, doanh nghiệp ghi cụ thể tiền lương hàng tháng bao gồm :

– Phụ cấp thâm niên: 1.000.000 đồng;

– Tiền ăn giữa ca: 600.000 đồng; v.v

Thì, trong trường hợp này, tiền ăn giữa ca sẽ không bị tính đóng bảo hiểm xã hội.

Còn nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động là đã bao gồm tiền ăn giữa ca, ăn trưa.   Nhưng tại điều khoản về tiền lương trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp chỉ ghi: Tiền lương của người   lao động là 12,000,000 đồng/tháng (mà không ghi cụ thể như trên). Vậy thì, doanh nghiệp sẽ tính đóng bảo   hiểm trên toàn bộ số tiền lương là 12.000.000 đồng.

Tóm lại, để tính đúng được các khoản đóng bảo hiểm xã hội thì còn phụ thuộc vào cách doanh nghiệp ghi   tiền lương trong hợp đồng lao động. Nếu doanh nghiệp không phân định các thành tố mà chỉ ghi tổng tiền   lương thì sẽ tính đóng bảo hiểm trên toàn bộ số tiền lương đó.

 

Quý học viên có thể tham khảo bài viết: Các khoản tiền không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Tiền ăn trưa, ăn giữa ca được tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu vượt quá 730.000 đồng/người/tháng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Và Căn cứ theo quy định tại Tiết g.5 Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.[…]”
Như vậy, trong trường hợp công ty trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động mỗi tháng thì: khoản tiền này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức chi cao hơn quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc và bài viết sau:
– Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công;
– Các khoản tiền NLĐ nhận được mà không phải chịu thuế TNCN.

3. Tiền ăn trưa, ăn giữa ca được đưa vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
Trước tiên, để tiền ăn trưa, ăn giữa ca được đưa vào chi phí được trừ của doanh nghiệp thì các khoản chi này phải được ghi cụ thể về điều kiện hưởng, mức hưởng tại một trong các hồ sơ như: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC).
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải cung cấp thêm các hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC như: phiếu chi, bảng chấm suất ăn ca v.v

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Các khoản chi phí được trừ (chi phí hợp lý).

4. Quy định về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca tối đa
Theo quy định hiện hành, không có quy định giới hạn về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca. Như vậy, tùy vào điều kiện kinh tế, tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể quy định tự do về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca này.
Lưu ý rằng, mặc dù các khoản chi cho tiền ăn trưa, ăn giữa ca sẽ được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện; nhưng, các khoản chi này sẽ tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu vượt quá 730.000 đồng/người/tháng như đã đề cập ở trên.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC.
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
– Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Quý học viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: