Để hạn chế thấp nhất mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp đòi hỏi người làm kế toán phải có những kinh nghiệm nhất định. Cùng HBK Việt Nam chia sẻ “1 số kinh nghiệm quý giá khi làm kế toán thuế doanh nghiệp thực tế” dưới đây.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, vị trí của người làm kế toán thuế là vô cùng quan trọng. Vì gần như doanh nghiệp nào cũng muốn hạn chế thấp nhất mức thuế phải nộp do đó cần phải có những người làm kế toán thuế có bề dày kinh nghiệm chuyên sâu.

Cùng HBK Việt Nam chia sẻ “Một số kinh nghiệm quý giá khi làm kế toán thuế doanh nghiệp thực tế” dưới đây.

1. Tổng hợp tất cả các hóa đơn đầu vào và đầu ra trong tháng để hạch toán:
– Kiểm tra hóa đơn, đảm bảo số tiền trên hóa đơn phải chính xác
– 1 liên hóa đơn phải được kèm theo trong kế toán công nợ hoặc doanh thu kê khai thuế đầu ra theo mẫu
– Mỗi tháng phải báo cáo lại tình hình sử dụng hóa đơn

2. Kiểm tra và kê khai thuế đầu ra, đầu vào để lên biểu kê khai nộp thuế (theo mẫu quy định) đúng thời gian quy định;

3. Theo dõi chi tiết tài khoản 133 và 333: đảm bảo số hạch toán khớp với số kê khai, nếu phát hiện chênh lệch phải tạm điều chỉnh sổ kế toán hoặc điều chỉnh kê khai thuế.
Đặc biệt thuế đầu ra đã kê khai phải khớp với doanh thu chịu thuế hạch toán trong kỳ, Quyết toán thuế năm;

4. Thuế TNCN, TNDN, môn bài, … thì kê khai nộp thuế theo quy định

5. Và kinh nghiệm khôn khéo cho người làm kế toán là hết sức lưu ý cách ứng xử khi có cơ quan thuế kiểm tra
Vì họ kiểm tra rất sát sao và cẩn thận, đôi khi rất “khó tính”, do đó trong quá trình làm, hạn chế và có thể nói “không” với các trường hợp sai xót, khuyên bạn nên giữ liên lạc với các cán bộ thuế để cập nhật những thông tin và có thể hỏi đáp được về những vấn đề cần thiết khi mắc phải.
Và một kinh nghiệm xương máu cho những người làm kế toán thuế đó chính là phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

* Ví dụ về sự thay đổi thông tin khi đăng kí thuế như sau:
– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).
– Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.