World Cup 1966 được coi như là vết nhơ lớn nhất trong hành trình bóng đá cấp châu lục của Brazil: họ bị loại ngay từ vòng đấu bảng, bất chấp việc là đương kim vô địch 2 giải đấu trước đó. Pelé, ngôi sao sáng giá nhất của đội không để lại bất cứ dấu ấn nào, và cứ thế, người ta cho rằng, bóng đá Brazil đã đánh mất chính mình. Vậy nhưng, 4 năm sau, ngay lập tức Brazil đòi lại được ngôi vương, với một đội hình được đánh giá là mạnh và hoa mỹ nhất trong lịch sử.
Để hoàn thành màn quay trở lại ấn tượng này, Brazil đã thay đổi hoàn toàn thứ bóng đá độc diễn cá nhân vốn làm nên thương hiệu của mình bằng một lối chơi tập thể gắn kết với những gương mặt mới mẻ. Chính nhờ nước đi táo bạo này, Brazil đã có thể vượt qua khủng hoảng và trở lại mạnh mẽ, đúng với vị thế vốn có của mình.
Cũng giống như bài học về hành trình thay đổi của Brazil, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể tạo ra một cú “lội ngược dòng” trước sự càn quét của “cơn bão” COVID-19. Sau những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, “cơn bão” này cũng sẽ đồng thời đem đến những làn sóng dịch chuyển về cách mà thị trường, doanh nghiệp vận hành.
Để trở lại mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hậu dịch, mọi tổ chức cần tức thời đổi mới hoàn toàn bản thân mình. Trâu chậm uống nước đục, tính thời điểm là vô cùng cấp thiết trong thực tiễn bối cảnh khủng hoảng. Chỉ có những tổ chức nắm bắt được thời cơ, sẵn sàng đương đầu với những thách thức và cơ hội mới có đủ bản lĩnh để dẫn đầu!
Sau đây là 4 hoạt động thay đổi chiến lược mà doanh nghiệp cần tức thời triển khai:
Sẽ là không đủ nếu các công ty chỉ trông đợi khủng hoảng lắng xuống và tiến hành những kế hoạch phục hồi doanh thu từ từ. Ảnh hưởng đến nền kinh tế từ đại dịch là vô cùng khủng khiếp, nên nếu muốn nhanh chóng ổn định lại, chứ chưa nói đến phát triển, yếu tố doanh thu cần phải được đặt lên hàng đầu. Hãy cân nhắc tiến hành những hoạt động dưới đây để thúc đẩy cỗ xe doanh thu lăn bánh trơn tru hơn:
Tiếp cận các hoạt động kinh doanh với tư duy khởi nghiệp. Điều này ủng hộ doanh nghiệp thay vì tiến hành những nghiên cứu, phân tích dông dài, thì trực tiếp có những hành động, thử nghiệm cụ thể. Sai đến đâu, sửa đến đó, thay vì chờ đợi một kế hoạch hoàn hảo mà để lỡ thời cơ thì việc tích cực hoạt động trên thị trường sẽ giúp bạn có nhiều insight thực tế để kịp thời phục hồi doanh thu.
Ứng dụng mô hình agile trong hoạt động vận hành. Để phục vụ tính cấp bách của những hành động, thử nghiệm theo tư duy khởi nghiệp, doanh nghiệp cũng cần được vận hành theo mô hình làm việc mới: tinh gọn, linh hoạt hơn, có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và luôn sẵn sàng cộng thay đổi và tối ưu liên tục nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược. Mô hình Agile sinh ra chính là để đáp ứng nhu cầu này.
Định hình chân dung khách hàng mới. Một nhiệm vụ quan trọng khác mà doanh nghiệp cần làm là xác định, dự đoán những xu hướng, nhu cầu cũng như giá trị mà người tiêu dùng hướng đến trong thời kỳ hậu dịch. Nhờ vậy, họ sẽ có thể thiết lập những “kịch bản” ứng phó phù hợp, đảm bảo trải nghiệm khách hàng được tối ưu, qua đó cải thiện doanh thu.
Kết hợp nhịp nhàng các lợi thế công nghệ. Việc tận dụng những lợi thế công nghệ tân tiến để đáp ứng xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới mẻ của khách hàng là vô cùng cần thiết để khôi phục doanh thu. Doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp các công cụ, tài nguyên dữ liệu sao cho thật nhịp nhàng, để từ đó đưa ra quyết định nhanh nhẹn, chính xác hơn, cải thiện hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ với khách hàng.
Một câu chuyện thành công khác. Vào năm 2008, Starbucks đã khéo léo thoát khỏi khủng hoảng nhờ việc định hình lại bản thân trở thành một công ty công nghệ bán cà phê. Tương tự như vậy, dưới sức ép của dịch bệnh, các nhà lãnh đạo cũng cần phải suy nghĩ lại về tổ chức của mình, xem họ là ai, họ làm việc như thế nào và họ cần làm gì để phát triển trong một bối cảnh tương lai đầy rẫy bất trắc.
Sứ mệnh và tầm nhìn – Doanh nghiệp bạn sẽ là ai trong bối cảnh hậu dịch? Nhìn lại hình mẫu của Starbucks, có thể thấy, điều quan trọng nhất khi đối chọi với khủng hoảng là doanh nghiệp phải có khả năng định nghĩa lại bản thân sao cho phù hợp với bối cảnh mới. Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như sứ mệnh – lý do tồn tại – và tầm nhìn – hình tượng doanh nghiệp muốn trở thành – sẽ cần được đánh giá và tùy chỉnh lại, nhằm đáp ứng những mục tiêu phát triển thực tiễn.
Bên cạnh đó, những chính sách, nội quy cũng cần được tối ưu lại để đảm bảo việc đổi mới các giá trị cốt lõi được diễn ra hiệu quả. Và tất nhiên, mọi quá trình, nội dung thay đổi của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều phải được truyền tải minh bạch, rõ ràng đến đội ngũ nhân viên.
Doanh nghiệp bạn phải phát triển như thế nào trong bối cảnh hậu dịch? Tùy thuộc vào khả năng và tiềm lực nội tại, có rất nhiều lối đi để doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển. Nhưng nhìn chung, trong bối cảnh hậu dịch, khi mà cuộc chạy đua trên thị trường kinh doanh trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, thì sẽ có 3 yếu tố tổ chức cần chú tâm hơn cả trong bánh đà phát triển. Chúng bao gồm:
- Ứng dụng những công nghệ kỹ thuật để phân tích và sử dụng dữ liệu, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, nhanh chóng hơn.
- Tạo ra các nền tảng học tập hỗ trợ cả cá nhân và tổ chức có cơ hội trau dồi và thử nghiệm những kiến thức, kỹ thuật mới ở quy mô lớn.
- Nuôi dưỡng một nền văn hóa với yếu tố cốt lõi là thúc đẩy tư duy sáng tạo và cải tiến không ngừng của nhân viên.
Đối phó với dịch bệnh, doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách thức làm việc để thích nghi. Nhưng sau khi dịch bệnh kết thúc, có phải chăng họ sẽ được quyền thong dong trở về với lối hoạt động xưa cũ?
Chẳng ai có thể đảm bảo trong tương lai sẽ không có biến cố nào xảy ra như COVID-19 nữa. Những giải pháp đối phó nhanh, quyết liệt trong bối cảnh dịch giờ đây sẽ không chỉ còn là giải pháp nữa, mà phải trở thành cách thức làm việc chính và xuyên suốt của doanh nghiệp.
Mô hình đội nhóm nhỏ, tinh gọn, đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả sẽ được tôn vinh. Nguồn nhân lực với chuyên môn sâu rộng, gắn kết chặt chẽ với những chiến lược của công ty là nòng cốt vận hành. Công nghệ cùng những ứng dụng kỹ thuật cũng sẽ trở thành xương sống giúp tổ chức tối ưu mọi tiến trình việc làm của mình.
Hãy đảm bảo doanh nghiệp sẽ phải tiến hành chỉn chu những công việc sau:
Phát triển khả năng tự phục hồi của bản thân. Doanh nghiệp sẽ buộc phải thiết kế lại hoạt động vận hành để sẵn sàng đương đầu với những biến cố tương tự như COVID-19 trong tương lai. Các đòn bẩy phục hồi như việc đào tạo chéo nguồn nhân lực nội bộ, đa dạng hóa các đơn vị cung ứng, hay số hóa chuỗi giá trị đầu cuối sẽ dần trở thành xu hướng, mà nếu doanh nghiệp nào nhanh tay tiếp cận sẽ có được lợi thế phát triển vững vàng hơn.
Tối ưu ngân sách vốn và chi phí hoạt động. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp buộc tiếp cận các hoạt động vận hành của mình dưới những phương pháp chi tiêu mới, tối ưu hơn. Các giải pháp như phân tích chi tiêu mua sắm, tái cân bằng hàng tồn kho từ đầu cuối, hay dự đoán chi tiêu vốn và hợp lý hóa danh mục đầu tư sẽ trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, các công ty cũng đang tìm cách biến chi phí vốn cố định thành các chi phí biến đổi bằng việc tận dụng các mô hình cung cấp dịch vụ thay cho sản phẩm (as a service model).
Tiếp cận The Future of Work (Tương lai của công việc). Việc sử dụng công nghệ và tự động hóa để tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không mới mẻ, nhưng COVID-19 đã đẩy mức độ cấp bách và cần thiết của chúng lên một tầm cao mới. Nhân viên dù muốn hay không cũng phải tập làm quen dần với những mô hình làm việc nhỏ và tinh gọn, đồng thời sử dụng nhiều hơn các công cụ giao tiếp và xử lý công việc từ xa.
Rộng hơn, với bộ máy vận hành, các quy trình, công việc thủ công cũng không thể được giải quyết như trước. Giấy tờ văn bản thì càng trở nên khó tiếp cận, xử lý. Bởi vậy việc tự động – số hóa chúng trên phần mềm là không thể tránh khỏi. Sự chuyển biến này sẽ kéo theo nhu cầu về lực lượng nhân công cũng như các kỹ năng làm việc mới, và doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiếp cận, định hình bộ máy hoạt động để đáp ứng được xu thế.
Đại dịch đang thổi bùng lên làn sóng ứng dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm khách hàng, cải thiện hiệu quả và tối ưu chi phí vận hành của bộ máy tổ chức. Do vậy, để đảm bảo có khả năng bứt phá trong giai đoạn hậu dịch, tiến trình chuyển đổi số phải được mỗi doanh nghiệp đẩy nhanh, quyết liệt và chính xác.
Nói thì dễ, việc chuyển đổi số trên thực tế đang diễn biến không được như kỳ vọng tại nhiều doanh nghiệp. Và nguyên nhân được xác định là do các tiếp cận thiếu chính xác của họ: nhiều người cho rằng cứ nhồi nhét thật nhiều công nghệ vào tổ chức thì nghiễm nhiên doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp số (?). Đây là một suy nghĩ đáng lo ngại, thứ sẽ chẳng đưa doanh nghiệp đến đâu, thậm chí còn gây lãng phí các nguồn lực thiết yếu..
Vậy doanh nghiệp phải làm gì để chuyển đổi số nhanh và hiệu quả?
Về bản chất, một chiến lược hoàn thiện để thay đổi từ mô hình làm việc truyền thống sang giao thức số phải đáp ứng được 3 đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất là số hóa, các doanh nghiệp phải có dữ liệu dạng số và các dữ liệu này cần đưa về một chỗ tập trung.
- Thứ hai là siêu kết nối, có nghĩa là các dữ liệu đều có khả năng kết nối với nhau trong một không gian, một môi trường chung để tạo ra giá trị và đem lại hiệu quả.
- Thứ ba là thông minh, tức là chỗ nào tắc nghẽn thì doanh nghiệp đưa công nghệ vào để giải quyết hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp mọi thứ trở nên tối ưu hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chúng ta chuyển dịch 3 thành tố này theo từng bước. Ưu tiên hàng đầu trong tiến trình này là: (1) các nhà lãnh đạo cần tự thay đổi tư duy cũng như truyền tải những chiến lược rõ ràng đến đội ngũ nhân viên; sau đó sẽ (2) tiến hành số hóa và xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung; cuối cùng là (3) xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đề cao giá trị của con người, công nghệ trên mặt trận kinh doanh.
Chỉ khi hiểu rõ bản chất và có những bước đi đúng đắn, doanh nghiệp mới có thể quyết liệt rút ngắn quá trình chuyển đổi số và tạo ra những lợi thế cạnh tranh vững chắc trong bối cảnh hậu dịch nói riêng và tương lai nói chung.
Tạm kết
Như những trận đấu bóng, khi lối chơi thay đổi, đội hình sẽ buộc phải hưởng ứng theo nếu không muốn tụt hậu và bị đối thủ bỏ xa. COVID-19 cũng vậy, là một sân chơi khắc nghiệt, sẽ không nhân nhượng cho bất cứ doanh nghiệp nào nếu vẫn còn giậm chân tại chỗ. Để phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hậu dịch, doanh nghiệp phải hình dung lại toàn bộ những yếu tố sống còn như giá trị cốt lõi, bộ máy vận hành và công cụ làm việc phù hợp hơn với thực tiễn. Chỉ có vậy, bạn mới có thể tiến sâu và xa trên con đường kinh doanh đầy chông gai!
Những sai sót thường gặp trên BCTC
File Excel mẫu bìa sổ sách kế toán
Cách tính thuế TNCN 2020 từ tiền lương, tiền công
TẶNG FILE EXCEL TÍNH GIÁ THÀNH ĐẦY ĐỦ TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG
5 điểm mới về lệ phí môn bài theo Nghị định 22/2020
Đào tạo kế toán cầm tay chỉ việc – học xong làm được việc ngay
Dịch vụ kế toán trọn gói
===================
✅✅✅ CÔNG TY CỔ PHẦN HBK VIỆT NAM
? Trụ sở chính: Số 100 ngõ 254 Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội
? Hotline: 0828 565 168 – 0942 120 780
? Website: www.hbkvietnam.com
? Email: hbkvietnam1@gmail.com