Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công sẽ được HBK Việt Nam cập nhật và hướng dẫn trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tính được tính thuế thu nhập cá nhân của mình, biết được khoản thu nhập cá nhân phải nộp, khoảm giảm trừ gia cảnh, miễn thuế …

Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, khoản thuế phải nộp … đều hiển thị rõ ràng thông qua cách tính thuế TNCN (thu nhập cá nhân). Nếu như bạn chưa biết cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào, bạn nên tham khảo về cách tính trong bài viết dưới đây.

1. CÔNG THỨC TÍNH THUẾ TNCN EXCEL

  • Công thức (1): Thuế TNCN cần phải nộp = Thuế nhập tính thuế x Thuế suất

* Trong đó:

  •  Công thức (2): Thuế nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
  •  Công thức (3): Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Lưu ý:

* Các khoản được giảm trừ gồm có:

– Khoản giảm trừ gia cảnh: 9 triệu/tháng (với người nộp thuế), 3,6 triệu/tháng (với mỗi người phụ thuộc)
– Khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo
– Khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện: 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN

* Các khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công

– Khoản tiền lương, tiền công được trả cao hơn bởi bạn phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ
– Trường hợp làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân đó sẽ được trả là 60.000 đồng/giờ thifthu nhập miễn thuế 20.000 đồng/giờ.
– Tổ chức, cá nhân trả lương ần lập bảng kê ghi rõ thời gian làm thêm giờ, làm đêm.
– Nếu có các khoản thu nhập như tiền ăn trưa, tiền điện thoại, ăn giữa ca … cũng được miễn không tính thuế.

* Thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần

cach tinh thue thu nhap ca nhan

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

2. CÁC BƯỚC TÍNH THUẾ TNCN

Sau khi bạn nắm bắt được công thức chung cho tính thuế, bạn có thể biết được số thuế mà bạn cần phải nộp khi tính theo bước sau:

– Bước 1: Tính tổng thu nhập
– Bước 2: Tính khoản được miễn
– Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế (theo hướng dẫn công thức (3)
– Bước 4: Tính khoản được giảm trừ
– Bước 5: Tính thu nhập tính thuế (theo hướng dẫn công thức (2)
– Bước 6: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp (theo hướng dẫn ở công thức (1)

3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ TNCN

Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công dành cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:

  • Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Dành cho cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động với thời hạn ít nhất là 3 tháng.
  • Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký hợp đồng lao động với thời hạn tối đa 3 tháng hoặc là không ký hợp đồng.
  • Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (người nước ngoài)

* Bảng tóm tắt thuế suất từng phần

cach tinh thue tncn 3

* Bảng theo dõi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

cach tinh thue thu nhap ca nhan 2020

* Bảng hướng dẫn cách tính thuế theo biểu thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/ tháng

Thuế  suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Trong đó: 0,25 trđ; 0,75 trđ; 1,95 trđ … được tính trong bảng tóm tắt thuế suất từng phần

  • VÍ DỤ TÍNH THUẾ TNCN

Bà A có thu nhập 37 triệu/tháng, đóng 8% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 1,5 % bảo hiểm y tế. Hiện bà A đang nuôi con đi học dưới 18 tuổi. Vậy thuế thu nhập cá nhân mà bà A phải nộp là bao nhiêu.

Giải:

* Do bà A không có khoản được miễn nên:
– Thu nhập chịu thuế của bà A = 37 triệu đồng.
* Khoản phí giảm trừ thuế thu nhập cá nhân của bà A gồm có:

Theo quy định:

– Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân của bà A là 9 triệu đồng/tháng hoặc 108 triệu đồng/năm.
– Mức giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cho 2 người con: 3,6 triệu đồng x 2 = 7,2 triệu đồng/tháng
– Đóng bảo hiểm = 37 triệu đồng x (8% + 1,5% + 1%) = 3,885 triệu đồng

Do đó, khoản được giảm trừ là 9 + 7,2 + 3,885 = 20,085 triệu đồng

* Khoản thu nhập tính thuế = 37 – 20,085= 16,915 triệu đồng

Số thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp là:

* Cách 1: Tính số thuế theo từng bậc biểu thuế lũy tiến từng phần

– Bậc 1: Thu nhập tới 5 triệu đồng, có thuế suất là 5%: 5 triệu x 5% = 0,25 triệu đồng
– Bậc 2: Thu nhập trên 5 tới 10 triệu đồng, có thuế suất là 10%: (10 – 5 triệu) x 10% = 0,5 triệu đồng
– Bậc 3: Thu nhập trên 10 tới 18 triệu đồng, có thuế suất là 15%: (16,915 – 10 triệu) x 15% =1,03725 triệu đồng

Do đó, thuế thu nhập mà bà A cần nộp trong 1 tháng là 0,25 + 0,5 + 1,03725 = 1, 78725 triệu đồng

* Cách 2: Tính thuế cần nộp với phương pháp rút gọn

Do thu nhập tính thuế của bà A trong tháng là 16,915 triệu đồng nên thuộc bậc 3. Do đó, thuế bà A nộp là 16,915 triệu đồng x 15% – 0,75 triệu đồng = 1,78725 triệu đồng.

Trên đây là cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, các bạn áp dụng để dễ dàng biết được hàng tháng, hàng năm đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu. 

4. TỔNG THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp.

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như:

  • Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới;
  • Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;
  • Tiền tham gia các dự án, đề án;
  • Tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút;
  • Tiền tham gia các hoạt động giảng dạy;
  • Tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao;
  • Tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau:

  • Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
  • Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
  • Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. CÁC KHOẢN ĐƯỢC MIỄN THUẾ TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

Theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

– Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Ngoài các khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công trên, người lao động nếu có các khoản thu nhập sau thì sẽ không bị tính thuế như: Tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền điện thoại…

6. CÁC KHOẢN ĐƯỢC MIỄN TRỪ KHI TÍNH THUẾ

6.1. Các khoản và mức giảm trừ

Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

TT

Loại giảm trừ

Mức giảm trừ

1

Mức giảm trừ gia cảnh

 Đối với người nộp thuế.

 – 09 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

 Đối với mỗi người phụ thuộc.

 – 3,6 triệu đồng/tháng.

2

Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

 – Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

 – Theo tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm vào lương của người lao động:

 + BHXH: 8%;

 + BHYT: 1.5%;

 + BHTN: 1%.

 – Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện

 

 Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm).

3

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

 Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

 – Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

 – Phải có tài liệu chứng minh.

 Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

6.2. Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

6.2.1. Điều kiện được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

– Phải có hồ sơ chứng minh và đăng ký người phụ thuộc.

Lưu ý: Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 09 triệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.

6.2.2. Ai là người phụ thuộc?

Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:

– Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện dưới đây:

Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

– Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây thì mới được giảm trừ, cụ thể:

Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Ví dụ

Bà A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp. Bà A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của Bà A là 40 triệu đồng.

– Bà A được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 09 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3.6 triệu đồng × 2 = 7.2 triệu đồng

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 40 triệu đồng × (8% + 1,5% + 1%) = 4.2 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 09 triệu đồng + 7.2 triệu đồng + 4.2 triệu đồng = 20.4 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế của Bà A là: 40 triệu đồng – 20.4 triệu đồng = 19.6 triệu đồng

– Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:

05 triệu đồng × 5% = 0.25 triệu đồng

+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 05 triệu đồng) × 10% = 0.5 triệu đồng

+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1.2 triệu đồng

+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(19.6 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 0.32 triệu đồng

– Tổng số thuế Bà A phải tạm nộp trong tháng là:

0.25 triệu đồng + 0.5 triệu đồng + 1.2 triệu đồng + 0.32 triệu đồng = 2.27 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn

Thu nhập tính thuế trong tháng 19.6 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

20 triệu đồng × 20% – 1.65 triệu đồng = 2.27 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ quy định về hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất. Theo đó, chỉ người có thu nhập từ 09 triệu đồng/tháng trở lên (108 triệu đồng/năm trở lên) mới phải nộp thuế nếu không có người phụ thuộc. Thông thường rất ít khi người lao động tự quyết toán thuế mà sẽ ủy quyền cho nơi trả thu nhập thực hiện việc quyết toán.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây.

Những sai sót thường gặp trên BCTC

File Excel mẫu bìa sổ sách kế toán

TẶNG FILE EXCEL TÍNH GIÁ THÀNH ĐẦY ĐỦ TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG

5 điểm mới về lệ phí môn bài theo Nghị định 22/2020

Đào tạo kế toán cầm tay chỉ việc – học xong làm được việc ngay

Dịch vụ kế toán trọn gói

===================

CÔNG TY CỔ PHẦN HBK VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 254/100 Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0828 565 168 – 0942 120 780
Email: hbkvietnam1@gmail.com
Website: https://www.hbkvietnam.com