Thời đại công nghệ 4.0, chữ ký số càng thể hiện rõ vai trò trong việc rút ngắn khoảng cách giữa không gian, thời gian là yếu tố quan trọng trong các hoạt động mua bán giao dịch của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy; Chữ ký số ra đời giúp cho Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức trong một số công việc giao dịch với Ngân hàng, cơ quan hành chính…Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ chữ ký số là gì?. Ưu điểm như nào và chúng có công dụng ra sao. Hãy cùng tìm hiểu  “chữ ký số token là gì ” qua bài viết sau đây.

1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, là thông tin đi kèm theo các dữ liệu với mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chúng là thông tin đã được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, nó giống như một con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức.

Thông tin có trong chữ ký số bạn nên biết

  1. Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, tên doanh nghiệp…
  2. Số hiệu của chữ ký số (số seri)
  3. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  4. Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
  5. Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
  6. Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số
  7. Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  8. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

2. Tại sao phải dùng chữ ký số?

Theo quy định của pháp luật.

Từ ngày 01/7/2013, Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực: các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế qua mạng. Cụ thể như sau:

Khoản 4, Điều 1, Luật số 21/2012/QH 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì nghĩa vụ của người nộp thuế có bổ sung như sau: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Kê khai thuế qua mạng  là việc gửi các Tờ khai thuế đã được kết xuất ra file *.pdf từ phần mềm HTKK lên website http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế. Để có thể gửi file, mỗi doanh nghiệp cần có một Tài khoản đăng nhập và một Chữ ký số dùng để “” lên các file trước khi nhấn nút “Gửi tờ khai”.

Tài khoản đăng nhập thì được Tổng cục Thuế cấp miễn phí sau khi hoàn tất các bước đăng ký nhưng “Chữ ký số” thì phải mua của các tổ chức được phép cung cấp Chứng thư số (VNPT, FPT, VINA, Viettel…). Do đó, muốn thực hiện được việc kê khai thuế qua mạng, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.

3. Xu hướng và ưu điểm khi sử dụng chữ ký số

Xu hướng phát triển của giao dịch điện tử

Giao dịch điện tử ngày một phổ biến và phát triển, trong tương lai gần sẽ là nguồn giao dịch chính của khách hàng doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân. Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của doanh nghiệp, là phương tiện đảm bảo xác thực cho giao dịch điện tử. Chữ ký số chính là điều kiện cần để tiến hành giao dịch điện tử trên mạng Internet.

Ưu điểm khi sử dụng chữ ký số doanh nghiệp

Chữ ký số sở hữu cho mình những ưu điểm tuyệt vời như sau: Chữ ký số giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm với các giao dịch điện tử của mình trong môi trường Internet.

1. Khả năng xác định nguồn gốc

Bên nhận sẽ giải mã với khóa công khai nhận lấy hàm băm, đối chiếu với hàm băm của văn bản nhận được để kiểm tra tính chính xác của người gửi.

2. Tính toàn vẹn chữ ký số

Quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung với bên thứ ba. Do đó, dữ liệu truyền đi từ người gửi đến tay người nhận sẽ không bị sửa đổi.

3. Tính không thể phủ nhận

Chữ ký số đi kèm với văn bản sẽ là căn cứ xác thực cho bên nhận để khẳng định người gửi dữ liệu đó cho mình. Khi có bất cứ tranh chấp nào xảy ra thì chữ ký này như một chứng cứ để giải quyết, bên gửi không thể phủ nhận.

Công dụng của chữ ký số dành cho doanh nghiệp

Không phải ngẫu nhiên mà chữ ký số lại đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Chính bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho các hoạt động hàng ngày của con người.

  • Thay thế chữ ký tay trong các trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số.
  • Có giá trị pháp lý tương đương như chữ ký tay đối với cá nhân, tương đương với con dấu & chữ ký của người đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty.
  • Sử dụng trong các giao dịch thư điện tử, ký email.
  • Dùng trong đầu tư chứng khoán trực tuyến, mua bán hàng trực tuyến, chuyển tiền trực tuyến, mua bán hàng trực tuyến.
  • Sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến.
  • Khai báo với cơ quan hải quan, tiến hành thông quan trực tuyến.
  • Dùng chữ ký số để đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu chữ ký số là gì, chúng có ưu điểm như thế nào và công dụng thực tế của loại chữ ký này ra sao. Hi vọng thông qua đó, bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn về loại chữ ký số điện tử này và có được quyết định đúng đắn trong việc sử dụng chúng.

Lưu ý: 
Một khái niệm thường xuyên đi kèm với chữ ký số là “Chứng thư số”, vì để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khoá bí mật lưu vào trong một thiết bị. Vậy chứng thư số được hiểu như thế nào mời bạn đọc tham khảo bài viết: Khái niệm và ứng dụng của chứng thư số.

—————————————

✅ CÔNG TY CỔ PHẦN HBK VIỆT NAM
 Chi nhánh tại Hà Nội:
    1. Quận Hoàng Mai: Số 100 ngõ 254 Minh Khai, Phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
     2. Quận Đống Đa: P668 Tầng 6, Tòa nhà Vân Nam, Số 26 Đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa,              Hà Nội
    3. Quận Hà Đông: Số 1 Hoàng Văn Thụ, Phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
 Chi nhánh các Tỉnh: TP. HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Tiền Giang, Vĩnh Long
? Hotline: 0942 120 780
? Website: www.hbkvietnam.com
? Email: hbkvietnam1@gmail.com